1. Chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho Khi thời tiết chuyển lạnh, vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé sẽ giúp giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho đồng thời chống cả muỗi nữa. Có thể dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên lòng bàn chân bé sau khi tắm hoặc trước khi ra ngoài trời lạnh. Đối với bé sơ sinh, tốt nhất nên pha loãng tinh dầu tràm trong nước ấm rồi mới thoa, nếu kết hợp với massage càng tốt. Biện pháp này chỉ để đề phòng một số bé có da nhạy cảm, chứ dầu tràm được xem là lành tính, nhiều công hiệu mà không có tác dụng phụ, làm ấm người nhưng không nóng, an toàn cho sức khỏe của em bé cũng như người mẹ trước và sau khi sinh. Đối với bé (và cả người lớn), những hôm trời lạnh nên massage lòng bàn chân với một ít dầu tràm rồi mang tất đi ngủ.
2. Kháng khuẩn Một trong những đặc tính ưu việt của dầu tràm là tính kháng khuẩn. Cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng, hoặc thấm dầu tràm trong miếng bông gòn để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch hơn, chưa kể hương tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu. Dầu tràm còn có tác dụng ức chế virus, nên dùng dầu tràm là một cách hiệu quả đề phòng cúm.
3. Giảm đau Dầu tràm có tác dụng giảm đau nên có thể dùng cho người già khi bị nhức mỏi xương khớp. Cho một giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống cũng giảm cơn đau bụng.
4. Trị ho Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi. Dầu tràm có tác dụng làm tan đàm nhớt, trị ho hiệu quả.
5. Chống và trị muỗi Thoa dầu tràm (pha loãng trong nước ấm) lên da của bé sẽ giúp tránh được muỗi cắn - cách đơn giản hơn là cho bé tắm với nước có tinh dầu tràm. Nếu chẳng may bé lỡ bị muỗi cắn rồi thì thoa dầu tràm lên vết cắn cũng làm giảm sưng và đau ngứa rất nhanh.
6. Chống đầy hơi, không tiêu Massage bụng bé với một ít tinh dầu tràm sẽ giúp bé khỏi bị đầy hơi, không tiêu. Sản phẩm được chiết xuất từ 100% lá tràm gió Huế có nguồn gốc từ thiên nhiên và được sản xuất từ sự đúc kết những kinh nghiệm chưng cất bằng phương pháp cổ truyền của người Huế xưa, kết hợp với ứng dụng những phương pháp chiết xuất hiện đại.